Thơ Lê Quang Trạng
Lê Quang Trạng, sinh năm 1996, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, đang là sinh viên Ngữ văn của Trường đại học An Giang. Giống như nhiều tác giả trẻ hiện nay có xu hướng đa dạng ngòi bút, ngoài thơ, Lê Quang Trạng viết văn xuôi; năm 2016 đã đoạt Giải thưởng Tác giả trẻ của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho tập truyện ngắn Dòng sông không trôi.
Chuyện dài từ... chiếc áo dài
Cuối tháng 6 vừa rồi, màn trình diễn đặc biệt của hơn 1.000 mẫu áo dài nữ với tên gọi Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Cảnh báo rối loạn sức khỏe tâm thần
Trong vài năm trở lại đây, nhiều con số nghiên cứu được công bố đã gây “sốc” cho dư luận: khoảng 30% người Việt Nam bị rối loạn sức khỏe tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%...; mỗi năm có khoảng 40 nghìn ca tự tử.
Xạ thủ Phạm Quang Huy và lời nhắn nhủ của bố
Từ khi một tuổi, Phạm Quang Huy đã được “ăn cơm tuyển”. Là những VĐV nổi tiếng, chính bố mẹ là người đã ươm mầm tình yêu bắn súng cho cậu con trai ngay từ rất sớm. Có điều kiện và con nhà nòi, nhưng hành trình bước lên đỉnh cao châu lục với tấm HCV ASIAD nội dung 10m súng ngắn hơi nam của xạ thủ đất Cảng này lại đầy gian nan, thử thách.
Người viết không nên tự đánh bóng mình
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã xuất hiện hàng loạt tác giả, tiếp nối các thế hệ đàn anh đi trước làm phong phú và rạng rỡ nền văn chương Việt Nam. Thơ với vai trò mũi nhọn xung kích đã sản sinh ra hàng loạt gương mặt tiêu biểu, tạo nên diện mạo một thế hệ thi ca của những người cầm súng, trong đó có Nguyễn Đức Mậu. Thuở cây bút lớn cùng cây súng/Nhà thơ và người lính liền nhau (Trường ca Sư đoàn). Đại tá, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu sinh năm 1948, cựu binh Sư đoàn 312 chiến đấu ở Lào và chiến trường B; Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật; hiện là Trưởng ban Thơ (Hội Nhà văn Việt Nam) trò chuyện với Nhân Dân hằng tháng.
Văn chương phải quyến rũ người đọc
Thi Hoàng là một trong những nhà thơ đương đại tiêu biểu của Hải Phòng với những câu thơ “nằm lòng” nhiều thế hệ độc giả. Đặc sắc nhất là trường ca “Gọi nhau qua vách núi” mang lại cho ông những giải thưởng văn chương danh giá: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1996); là một trong cụm bốn tác phẩm được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2007). Thi Hoàng được coi là nhà thơ có nhiều cách tân, đổi mới trong ngôn ngữ, cấu tứ và hình thức biểu đạt thi ca độc đáo. Ông quan niệm: “Văn chương nói chung và thơ nói riêng phải quyến rũ người đọc chứ không nên đuổi bắt độc giả...”.
Phim Tết
Ngày xa xưa, khi tôi còn bé tý, không hề có khái niệm “phim Tết”. Bởi vì thứ nhất gần như toàn bộ hồi đó là phim Liên Xô, mà Liên Xô tuy là bạn thân thiết vô cùng với Việt Nam nhưng cũng chả hiểu Tết Việt Nam là gì mà sản xuất phim cho dịp ấy. Thứ hai là hồi đó đi xem phim là một thứ giải trí khá sang trọng. Hồi đó ở Hà Nội, tôi còn nhớ như in, rạp Tháng Tám có loại vé ba hào, năm hào và sáu hào thì ngồi trên gác, tôi thề là trong suốt 21 năm ở Hà Nội chưa hề mua vé sáu hào ngồi trên ghế bao giờ, đa số chỉ đủ vé ba hào và không phải phim nào cũng được xem.
Thơ Lệ Thu
Nhà thơ Lệ Thu tên thật là Trần Lệ Thu, sinh năm 1940 tại Tuy Phước, Bình Định. Tốt nghiệp khoa Văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, bà trở thành phóng viên, biên tập viên Đài Tiếng nói Việt Nam.
NỐT TRẦM LẶNG LẼ
Ðêm bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII vừa chính thức khép lại, với chiến thắng đầy sức thuyết phục của điện ảnh Iran. Sau những tưng bừng lễ hội, lộng lẫy thảm đỏ và rầm rộ giao lưu, chất lượng khiêm tốn của những ứng viên nước chủ nhà năm nay đã để lại những nốt trầm lặng lẽ cho đông đảo người yêu phim Việt.
KHI GAMESHOW CA NHẠC PHỦ SÓNG
Gameshow ca nhạc sau thời gian thoái trào đang quay trở lại với kiểu format lợi hại hơn: Thay vì tuyển chọn tài năng trẻ là cuộc đấu loại giữa hàng chục nghệ sĩ chuyên nghiệp và nổi tiếng. Những chương trình như Anh trai vượt ngàn chông gai, Anh trai say hi… đang phát sóng trở nên hấp dẫn đến nỗi chính bản thân chương trình cũng có fan cuồng.